Soạn bài Truyện Kiều tiếp theo - Chí khí anh hùng
1. Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ lòng bốn phương và mặt phi thường. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.
2. Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào ?
3. Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hóa) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học Trung Đại không ?
Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 trang 114 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ lòng bốn phương và mặt phi thường. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.
Trả lời :
Hàm nghĩa các cụm từ :
+ Lòng bốn phương: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.
+ Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.ư
- Nguyễn Du dùng hai cụm từ trên để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải.
- Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du : trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), …
Câu 2 trang 114 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào ?
Trả lời :
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ nhân vật : Không quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Hình ảnh thuộc phạm trù không gian là "mười vạn tinh binh" với bóng cờ, tiếng chiêng (hình ảnh và âm thanh) gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa. Từ Hải còn khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công qua từ chỉ thời gian : "Chầy chăng là một năm sau vội gì". Một lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịnh, tương ứng với chữ "thoắt" ở trên.
Câu 3 trang 114 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hóa) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học Trung Đại không ?
Trả lời :
Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như “lòng bốn phương” vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ “trông vời trời bể mênh mang” vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.
Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.