Soạn Truyện Kiều

1. Anh (chị) có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du ? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào ?

2. Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

Lời giải:

Câu 1 trang 96 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Anh (chị) có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du ? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào ?

Trả lời :

Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều :

- Thời đại và gia đình.

+ Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, mẹ là Trần Thị Tần. Vợ Nguyễn Du là con gái Đoàn Nguyễn Thục. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.

+ Thời thơ ấu và niên thiếu, Ngyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc phong kiến quyền quý. Thân phụ ông đã có lúc giữ chức Tể tướng trong triều đình Lê - Trịnh. Nhưng mới 10 tuổi đã mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Trong thời gian này Nguyễn Du có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến, những điểm để lại dấu ấn trong sáng tác văn học của ông sau này. Sự xuất hiện khá đậm nét hình tượng những người ca nhi, kĩ nữ với tiếng đàn giọng hát và thân phận đau khổ của họ trong sáng tác của Nguyễn Du rất có thể là sự ám ảnh từ những gì ông đã chứng kiến trong gia đình người anh.

+ Năm 1783, 18 tuổi, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

- Cuộc đời :

+ Do nhiều biến cố lịch sửm từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ hàng chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú, đã thôi thúc ông suy nghĩ nhiều về xã hội, về thân phận con ngời, tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sngs tạo văn chương. Hơn 10 năm lăn lộn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau cũng là dịp Nguyễn Du học hỏi, nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian. Đây là vốn hiểu biết rất cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của tác phẩm thơ Nôm, đặc biệt là Truyện Kiều.

+ Sau 13 năm sống hết sức khó khăn chật vật ở các vùng thôn quê khác nhau, đến năm 1802, Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trên hoạn lộ, Nguyễn Du thăng tiến khá thuận lợi. Năm 1813, ông được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức vụ chánh sứ đi Trung Quốc. Chuyến đi sứ để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong thơ văn ông, đặc biệt góp phần nâng tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông. Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng lần này chưa kịp lên đường thì ông đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18 - 9 - 1820)

+ Năm 1965, Hội đồng Hòa bính thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

- Đánh giá : Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

 

Câu 2 trang 96 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

Trả lời :

Các sáng tác chính của Nguyễn Du :

- Chữ Hán :

+ Thanh Hiên thi tập

+ Nam Trung tạp ngâm

+ Bắc Hành tạp lục

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. 

Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. 

Trong Bắc Hành tạp lục, những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng ơn. Thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc có ba nhóm đề tài đáng chú ý : 

+ Đề tài vịnh sử : ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện.

+ Phê phán xã ội phong kiến chà đạp quyền sống con người.

+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa dày hắt hủi.

Xét về đề tài và crm hứng sáng tác, có nhiều điểm tương đồng giữa các bài thơ chữ Hán trong Bắc hành tạp lục và Truyện Kiều.

- Chữ Nôm :

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)

+ Văn chiêu hồn

Đặc điểm chung các tác phẩm : các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ :

- Thể hiện tư tưởng nhân đạo : đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, … đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. 

- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Với Truyện Kiều, đó không chỉ là sự lên án xã hội, mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

* Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) tuy nhiên có nhiều sáng tạo, cụ thể là :

+ Sáng tạo về nội dụng : Kim Vân Kiều truyện chỉ là một câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh. Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương ngược bạc mệnh, nói lên "những điều trông thấy" trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn.

+ Sáng tạo về nghệ thuật : Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo và một số chi tiết khác của các nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện, sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tô đậm câu chuyện về tình người; biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể; chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện sang nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả tình, tả người rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho các nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

* Văn chiêu hồn nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh viết bằng thể thơ song thất lục bát. Bài văn tế thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du. Theo quan niệm xưa, hồn của người chết bất hnahj cần được siêu sinh tịnh độ. Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội như các em nhỏ, các kĩ nữ, những anh học trò nghèo. Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa.