Soạn bài Uy-lít-xơ trở về trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp
1. Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
2. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
3. Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?
4. Cách kể của Hô-me-rơ qua đoan trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích (Dịu hiền … buông rời)?
Lời giải:
Câu 1: Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
Văn bản trên có thể chia thành hai đoạn:
- Đoạn 1: (từ đầu đến "…người kém gan dạ") Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
- Đoạn 2: (đoạn còn lại) Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường. Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
- Đoạn 1: (từ đầu đến "…người kém gan dạ") Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
- Đoạn 2: (đoạn còn lại) Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường. Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
Câu 2: Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
+ Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi sắp được gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp nhưng cũng rất bình tĩnh, khôn ngoan cải trang thành người hành khất.
+ Khi gặp lại vợ, Uy-lít-xơ bình tĩnh, cố gắng kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Điều này còn thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.
+ Uy-lít-xơ hờn dỗi khi vợ mãi vẫn không nhận ra mình, sau đó chàng lại khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.
+ Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi sắp được gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp nhưng cũng rất bình tĩnh, khôn ngoan cải trang thành người hành khất.
+ Khi gặp lại vợ, Uy-lít-xơ bình tĩnh, cố gắng kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Điều này còn thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.
+ Uy-lít-xơ hờn dỗi khi vợ mãi vẫn không nhận ra mình, sau đó chàng lại khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.
Câu 3: Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?
- Pê-nê-lốp có tâm trạng "rất đỗi phân vân” vì nếu vị hành khất ấy là chồng nàng thực sự, thì tại sao trong lần gặp trước, chàng lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn – đây là một điều tối kỵ của người Hi Lạp.
- Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Thử thách này vừa để Pê-nê-lốp biết người đó có thực sự là Uy-lít-xơ hay không, vừa minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Chi tiết này cho thấy Pê-nê-lôp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo và thận trọng.
- Pê-nê-lốp có tâm trạng "rất đỗi phân vân” vì nếu vị hành khất ấy là chồng nàng thực sự, thì tại sao trong lần gặp trước, chàng lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn – đây là một điều tối kỵ của người Hi Lạp.
- Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Thử thách này vừa để Pê-nê-lốp biết người đó có thực sự là Uy-lít-xơ hay không, vừa minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Chi tiết này cho thấy Pê-nê-lôp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo và thận trọng.
Câu 4: Cách kể của Hô-me-rơ qua đoan trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích (Dịu hiền … buông rời)?
+ Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi. Cách chi tiết trong truyện được kể một cách chậm rãi, vừa tỉ mỉ, ngôn ngữ trang trọng.
+ Để khắc họa phẩm chất nhân vật, tác giả sử dụng cách gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ phổ biến trong sử thi Hi Lạp như: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại….
+ Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích ("Dịu hiền" … "buông rời") là: Biện pháp so sánh (so sánh có đuôi dài), biện pháp tạo tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...
+ Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi. Cách chi tiết trong truyện được kể một cách chậm rãi, vừa tỉ mỉ, ngôn ngữ trang trọng.
+ Để khắc họa phẩm chất nhân vật, tác giả sử dụng cách gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ phổ biến trong sử thi Hi Lạp như: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại….
+ Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích ("Dịu hiền" … "buông rời") là: Biện pháp so sánh (so sánh có đuôi dài), biện pháp tạo tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...
GHI NHỚ:
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn lọc chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
+ Mở rộng xem đầy đủ