Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh

1. Đọc và tóm tắt văn bản sau:
Nhà sàn
    Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
    Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,…
    Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn.
    Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới.
(Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)
Gợi ý:
a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định:
– Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
– Đại ý của văn bản là gì?
b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì?
c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
2. Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
III. Luyện tập
1. Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.
b) Tìm bố cục của văn bản.
c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.
2. Đọc văn bản “Đền Ngọc Sơn và Hồn thơ Hà Nội” trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
a) Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
b) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
Lời giải:
Câu 1 trang 69 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đọc và tóm tắt văn bản sau: “Nhà sàn”.
Trả lời:
a) Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á.
- Nội dung của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn.
b) Bố cục của văn bản gồm ba phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “văn hóa cộng đồng”): Nêu khái niệm nhà sàn và mục đích sử dụng của nhà sàn.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “bao giờ cũng phải là nhà sàn”): Thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): khẳng định về tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa, tinh thần của nhà sàn.
c) Tóm tắt:
   Nhà sàn là kiểu kiến trúc đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và các nước Đông Nam Á, xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới. Nhà sàn có mái che, dùng vào nhiều mục đích khác nhau: để ở, để hội họp, tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhà sàn có kết cấu gồm ba khoang: khoang lớn dùng để ở, ở giữa thường có bệ đất vuông rộng để đặt bếp đun và sưởi ấm, hai khoang còn lại là “tắng quản” – dùng để tiếp khách, dành cho khách ở và “tắng chan” là nơi để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn. Nhà sàn được làm từ khác vật liệu tự nhiên như gianh, tre, nứa, gỗ,…Kiểu thiết kế của nhà sàn rất phù hợp với những nơi có địa hình phức tạp, giúp tránh thú dữ và các loại côn trùng, bò sát có nọc độc. Nhà sàn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng cho các dân tộc miền núi Việt Nam, trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và cả thế giới.
Câu 2 trang 70 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
Trả lời:
Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh đó là:
+ Trước hết phải xác định được mục đích và yêu cầu.
+ Đọc kĩ văn bản gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng.
+ Diễn đạt những ý chính đó thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của văn bản tóm tắt.
+ Đọc và kiểm tra lại lần cuối.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 71 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô (Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.b) Tìm bố cục của văn bản.c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.
Trả lời:
a) Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô gồm: tiểu sử, sự nghiệp của  Ba-sô và những đặc điểm của thơ hai-cư.
b) Bố cục của văn bản chia thành hai đoạn:
– Đoạn 1 (từ đầu đến “… M.Si-ki (1867 – 1902)”): Nêu tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô.
– Đoạn 2 (còn lại): Thuyết minh về đặc điểm của thơ hai-cư.
c) Có thể tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư như sau:
   Ba-sô sinh ra U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê), ông là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ba-sô sinh ra trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Ba-sô để lại rất nhiều tác phẩm đặc sắc như: Du kí “Phơi thân đồng nội”, “Đoản văn trong đãy”, “Cánh đồng hoang”, “Áo tơi cho khỉ”, nổi tiếng nhất là “Lối lên miền Ô-ku”,… Ba-sô đặc biệt ưa thích thể thơ hai-cư, thể thơ này cũng được nhiều nhà thơ khác ở Nhật Bản ưa chuộng trong sáng tác của mình. Thơ Hai-cư có số từ rất ít. Mỗi bài thơ đều được hình thành trên một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh để khơi gợi xúc cảm của con người. Thơ Hai-cư ưa chuộng chấm phá chứ không miêu tả cụ thể, thấm đẫm tinh thần Thiền tong và tinh thần văn hóa phương Đông. Thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
Câu 2 trang 71 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đọc văn bản “Đền Ngọc Sơn và Hồn thơ Hà Nội” trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.a) Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
b) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
Trả lời:
a) Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về thắng cảnh đền Ngọc Sơn.
Qua đó ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với di sản văn hoá của dân tộc.
b) Đoạn văn tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên có thể viết như sau:
   Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Đông Bắc Hồ Gươm. Kiến trúc tạo ấn tượng mạnh mẽ của Đền Ngọc Sơn là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội có hình ngọn bút hướng lên trời xanh đầy kiêu hãnh. Cổng Đài Nghiên ở bên cạnh Tháp Bút. Nó có tên gọi nhưu thế là vì cổng này có hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" đặt trên đầu ba chú ếch với hàm ý ao nghiên ruộng chữ". Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi ngôi đền thiêng toạ lạc giữa làn nước Hồ Gươm. Đền Ngọc Sơn đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, gợi nguồn cảm hứng thi ca cho những tâm hồn thơ Hà Nội.