Soạn bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng

1. Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.

2. Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?

3. Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.

4. Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?

Lời giải:

I. Tóm tắt
Tóm tắt đoạn trích: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)
- Nội dung chính: Đoạn trích thuật lại cuộc đấu trí thông qua tiệc rượu của Lưu Bị với Tào Tháo khi Lưu Bị đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Thông qua câu chuyện này, chân dung hai nhân vật hiện lên một cách rõ nét, chân thực:
- Có thể tóm tắt đoạn trích như sau:
   Lúc bấy giờ, ba anh em, Lưu, Quan, Trương đang nương náu trên đất Tào. Lưu Bị sợ Tào Tháo nghi mình mưu đồ nên đã bày ra chuyện làm vườn cho Tào Tháo khỏi ngờ. Một hôm Quan Trường, Trương Phi đi chơi vắng, Lưu Bị đang lom khom tưới rau, bỗng thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người đến mời sứ quân đến ngay phủ. Lưu Bị giật mình hỏi là chuyện gì khẩn cấp thế rồi đi ngay.
   Tào Tháo cười, hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị sợ tái mặt. Tào Tháo cầm tay dắt Lưu Bị vào vườn sau nhà, rồi nói chuyện “rừng mơ” ngày đi đánh Lưu Tú, dẫn đến chuyện mời Huyền Đức đến thưởng mơ xanh mới hái và uống rượu nấu vừa chín.
   Hai người ngồi đối diện ăn uống vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà say, chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến. Tào Tháo và Huyền Đức dựa vào bao lơn ngắm xem vòi rồng lấy nước. Chợt Tào Tháo hỏi quân sư về cuyện rồng, rồi nói về sự biến hóa của rồng bay, rồng nấp, ví rồng như anh hùng. Tào Tháo hỏi Lưu Bị có bao anh hùng đời nay, xin thử nói cho nghe. Lưu Bị nói mình là người trần mắt thịt biết đâu được anh hùng, nhưng Tào Tháo nói: “Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ?”.
   Lưu Bị lần lượt nêu ra 5 tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương và hỏi Tháo: “Có thể cho là anh hùng được chăng?”. Tào Tháo vừa nghe, vừa cười nói: “Không thể gọi là anh hùng được!”. Khi nghe Lưu Bị nói ngoài những người ấy ra, không biết ai nữa, thì Tháo nói: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm vả vụ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”.
   Nghe Lưu Bị hỏi: “Ai có thể xứng đáng được như thế?” thì Tào Thái lấy tay ra trỏ vào Huyền Đức rồi lại trỏ vào mình nói rằng:
– Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo này mà thôi.
   Nghe nói thế, Huyền Đức giật nảy mình, cái thìa, đôi đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Một tiếng sét cơn mưa đổ xuống Lưu Bị cúi xuống nhặt thìa và đũa nói tảng rằng: “Gớm thế! Tiếng sét dữ quá!” Tào Tháo cười hỏi sứ quan cũng sợ sấm à thì Lưu Bị nói các bậc đức thánh ngày xưa lúc gặp sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, huống chi tôi đây lại không sợ!
   Tào Tháo thấy thế không nghi nghờ gì Huyền Đức nữa.
II. Bố cục
+ Phần 1 (từ đầu đến tiểu đình uống rượu): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu.
+ Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu.
 
III. Câu hỏi
Câu 1 trang 83- SGK Ngữ văn 10 tập 2: Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
Trả lời:
Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo thể hiện qua hai sự việc chính trong tác phẩm: khi làm vườn và khi uống rượu bàn luận về anh hùng.
+ Tâm trạng của Lưu Bị: cố giấu kín tâm tư trong lòng mình, không muốn để Tào Tháo hiểu thấu suy nghĩ của mình và gây cản trở, chọn việc làm vườn để che đậy. Lưu Bị còn cố bằng mọi cách giấu đi trí lược, mưu cao, chí lớn của mình trước mặt Tào Tháo, Lưu Bị giật mình khi thấy Tào Tháo gọi mình là anh hùng và cố giả vờ như là giật mình với tiếng sấm.
+ Tính cách của Lưu Bị: là người khôn ngoan, trầm tĩnh, khéo léo giấu kín tâm tư, cảm xúc của mình trước mặt kẻ thù lại thêm nhẫn nại, hi sinh vì chí lớn.
 
Câu 2 trang 83 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?
Trả lời:
Tính cách của Tào Tháo được thể hiện qua cách đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng được Lưu Bị nhắc đến:
+ Tào Tháo có mắt nhìn người, biết đâu là anh hùng thật sự trong thời thế này, tự tin, hiểu mình hiểu người.
+ Tào Tháo cũng là anh hùng nhưng là gian hùng, mưu sâu kế độc.
+ Tuy nhiên Tháo lại là người chủ quan, đắc chí, lộ liễu, để lộ những suy nghĩ, tâm tư của mình cho người khác nhìn thấu nên dễ dàng bị Lưu Bị đánh lừa.
 
Câu 3 trang 83 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
Trả lời:
Tào Tháo (gian hùng):
– Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
– Tự tin, bản lĩnh, thông minh, hiểu biết
– Chủ quan, đắc chí, coi thường người nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng.
Lưu Bị (anh hùng):
– Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ nơi kẻ thù nguy hiểm.
– Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm.
– Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình.
 
Câu 4 trang 83 - SGK Ngữ văn 10 tập 2: Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?
Trả lời:
Cách kể chuyện trong đoạn văn hấp dẫn người đọc là bởi:
+ Tình huống kịch tính, đặt nhân vật vào tình thế thử thách (chi tiết Lưu Bị giật mình bất giác làm rơi thìa đũa cầm ở tay).
+ Lời thoại của nhân vật tuy ngắn gọn nhưng lại liền mạch, nối tiếp nhau khiến người đọc hiểu rõ đặc điểm tính cách của từng nhân vật.
+ Hoàn cảnh trong câu chuyện được xây dựng một cách tự nhiên, không gò ép (việc mơ chín, nấu rượu, mời rượu và bàn luận về anh hùng trong thiên hạ)
+ Cách kể chuyện giản dị, ngôn từ dễ hiểu, chủ yếu tập trung vào tình tiết là chính.