Soạn bài Vận nước Quốc tộ

1. Tác giả so sánh "Vận nước như dây mây leo quấn quýt" nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)

 

2. Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về: 

- Hoàn cảnh đất nước

- Tâm trạng tác giả

 

3. Đọc Tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định "Vô vi trên điện các - Chốn chốn dứt đao binh".

 

4. Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

Lời giải:

Câu 1 trang 139 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1:  Tác giả so sánh "Vận nước như dây mây leo quấn quýt" nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)

 

Trả lời: 

Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ khẳng định tình đoàn kết toàn dân, đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

 

Câu 2 trang 139 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về: 

- Hoàn cảnh đất nước

- Tâm trạng tác giả

 

Trả lời: 

Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được:
- Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.
- Tâm trạng: nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước

 

Câu 3 trang 139 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1:  Đọc Tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định "Vô vi trên điện các - Chốn chốn dứt đao binh".

 

Trả lời: 

Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tác giả khẳng định: muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hóa nhân dân. Quan điểm “Đức trị” của nhà thơ được thể hiện tập trung trong hai chữ “vô vi”.

 

Câu 4 trang 139 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

 

Trả lời: 

Hai câu thơ cuối bài thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Đỗ Pháp Thuận nói về truyền thống để bày tỏ niềm tự hào của dân tộc, nói về tương lai để thể hiện niềm tin vững chắc về cảnh sống yên ổn ấm no của dân. Có thể xem chữ thái bình là nhãn tự. Vì vận nước xoay quanh hai chữ này mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ ấy.

+ Mở rộng xem đầy đủ