Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

I – Nội dung ôn tập 
 
1.
Trình bày các đặc trưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)
 
2. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp theo mẫu dưới đây:
 
3. Từ các truyện dân gian đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây:

4. a) Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?
Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình.
So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước. Từ đó nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
b) Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.
 
II – Bài tập vận dụng 
 
1. Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cưới là hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó hãy cho biết:
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì? (Dẫn chứng từ ba đoạn văn).
- Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?
 
2. Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu sau đây:
 
3. Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Anh/chị hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
 
4. Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới 

5. a) Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn
Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
 
Mở đầu các bài ca dao theo các lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?
b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).
c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
Chiếc khăn, chiếc áo
Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu nhau
Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.
d) Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
 
6. Hãy tìm một vài bài thơ hoặc câu thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.
Lời giải:
I – Nội dung ôn tập 
Câu 1: Trình bày các đặc trưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)
 
Trả lời:
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng).
  Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian với văn học viết. 
  Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.
  Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức : nói, kể, hát, diễn, … và các hình thức trình diễn như : chèo, tuồng, cải lương, …
  Ví dụ như các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể).
  Văn học dân gian  là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, làm cho tác phẩm phong phú  và hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức. 
Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 
Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.
3. Văn học dân gian luôn gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt tinh thần của quần chúng (Tính thực hành).
  Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè...  Phần lớn các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt này, với vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...). Những sinh hoạt cộng đồng này có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.
Ví dụ như những bài hát giao duyên.
 
Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ (dẫn chứng bằng các tác phẩm đã học). Lập bảng tổng hợp theo mẫu SGK.
 
Trả lời:


 
Câu 3: Từ các truyện dân gian đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu SGK.
 
Trả lời:

 
Câu 4: 
a) Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?
Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình.
So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước. Từ đó nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
b) Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.
 
Trả lời:
a)
- Ca dao than thân:
+ Ca dao than thân thường là lời của những số phận bất hạnh, nghèo khổ, nhất là thân phận những người phụ nữ thời phong kiến.
+ Lí do: giá trị phẩm chất của những con người khốn khổ đó không được biết đến và trân trọng.
+ Thân phận của những con người ấy hiện lên qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô, cái giếng...
- Ca dao tình nghĩa: 
Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như: niềm thương nỗi nhớ; tình cảm mặn mà, thuỷ chung son sắt của vợ chồng, đôi lứa, … 
họ hay nhắc đến những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình với lí do: 
+ hình ảnh cái khăn, cái cầu: biểu trưng cho tình cảm, cho khát vọng, sự kết nối tình yêu của nhân dân lao động.
+ các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn…: dùng để nói lên tình nghĩa của mình vì những sự vật ấy có những nét tương đồng, gần gũi với tình cảm và thể hiện thuần phong mỹ tục của con người nông thôn Việt Nam giản dị, trọng ân tình. 
- Ca dao hài hước: 
Tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước mang điểm giống nhau là đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, hài hước
Nhận xét về tâm hồn người lao động: Dù cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan nhưng con người lao động vẫn có được tâm hồn luôn lạc quan, đầy vui vẻ với cuộc sống thôn dã. 
b) Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là:
- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : Thân em…, Em như…, Ước gì...
- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : cây đa, bến nước, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...
- So sánh
+ Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên cơ sở những nét giống nhau.
+ Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
- Ẩn dụ
+ Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác (vắng mặt) trên cơ sở những nét giống nhau.
+ Ví dụ: Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất, ..
- Hoán dụ
+ Là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác trên cơ sở những mối quan hệ gần nhau (toàn thể - bộ phận,...).
+ Ví dụ:  Mắt thương nhớ ai/Mắt ngủ không yên, …
- Nói quá
+ Nghĩa là phóng đại, có ít nói nhiều, có nhỏ nói to hay ngược lại.
+ Ví dụ:  Ước gì sông rộng một gang... Lỗ mũi mười tám gánh lông.
- Nói ngược
+ Cách nói làm cho những gì trái ngược lại nằm trong hình thức thuận chiều.
+ Làm trai cho đáng nên trai 
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
- Tương phản
+ Cách nói tạo thành hai vế ngược nhau.+ Ví dụ: Chồng người đi ngược về xuôiChồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
 
II – Bài tập vận dụng
 
Câu 1:  Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cưới là hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó hãy cho biết:
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì? (Dẫn chứng từ ba đoạn văn).
- Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?
 
Trả lời:
3 đoạn văn miêu tả Đăm Săn là: 
 
  - Đoạn 1: “Đăm Săn rung khiên múa… trúng một cái chão cột trâu”.
  - Đoạn 2: “Thế là Đăm Săn lại múa…. Cũng không thủng”.
  - Đoạn 3: “Vì vậy, danh vang đến thần… từ trong bụng mẹ”.
  Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi là: các thủ pháp so sánh, phóng đại nhằm kì vĩ hóa nhân vật; biện pháp trùng điệp nhằm nhấn mạnh tài năng, sự anh hùng của các nhân vật. Bên cạnh đó, tác giả dân gian còn đưa vào truyện rất nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo vô cùng phong phú:
+ so sánh:  "chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực...". 
+ phóng đại: Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh", "khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung"...
+ trùng điệp:  Các chi tiết miêu tả về Đăm Săn được lặp lại nhiều lần: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ",...
 
Câu 2: Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu sau đây:
 
Cái cốt lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấuNhững chi tiết hoang đường kì ảoTính chất của bi kịchKết quả của bi kịchBài học rút ra
Cuộc xung đột giữa An Dương Vương
và Triệu Đã thời kì Âu Lạc (theo lịch sử nước ta)
Bi kịch tình yêu (lồng vào giữa gia đình, quốc gia)
Thần kim quy, lẫy nỏ thần,
ngọc trai - giếng nước,
rùa vàng vẽ nước thần An Dương Vương xuống biển
Dữ dội, quyết liệt và toàn diện
Mất tất cả:
- Tình yêu
- Gia đình
- Quốc gia
Cảm giác giữ nước,
không ỷ thế chủ quan, không nhẹ dạ cả tin
 
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Anh/chị hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
 
Trả lời:
- Ở phần đầu, sự yếu đuối, thụ động của Tấm được thể hiện qua các chi tiết: lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc... thì chỉ biết khóc và trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài (ông Bụt).
- Ở phần tiếp theo, sự kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc của Tấm được thể hiện qua các chi tiết: những lần hóa thân thành chim vàng anh, chiếc khung cửi,  Tấm đều lên tiếng vạch tội và dọa Cám. Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình. 
- Sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình đã thể hiện:
+ Sự phản kháng mạnh mẽ của con người khi bị dồn vào những khó khăn
+ Tư tưởng của nhân dân lao động về chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống
 
Câu 4: Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây
 
Trả lời:

 
Câu 5: 
a) Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn
Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
Mở đầu các bài ca dao theo các lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe (đọc)?
b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu (giải thích lí do và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng).
c) Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
Chiếc khăn, chiếc áo
Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu nhau
Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.
d) Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
 
Trả lời:
a)
- Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu 
- Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng, người thô tham dày
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
  Mở đầu các bài ca dao theo mô-típ như vậy có tác dụng tạo ra thói quen, nhấn mạnh nội dung muốn diễn tả để người nghe dễ tiếp nhận và tăng được tính gợi hình, gợi cảm xúc cho lời văn. 
b) Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học gồm: hạt mưa, trái bưởi, tấm lụa đào, củ ấu gai…; tấm khăn, ngọn đèn…; trăng, sao, mặt trời…
Dân gian thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, trong lao động sản xuất, gần gũi với cuộc sống của người lao động bình dân để làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh, khiến người đọc dễ hình dung và những tình cảm được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.
c) Tìm thêm một số câu ca dao:
+ Cây đa, bến nước, con thuyền:
-Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
-Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
+ Gừng cay – muối mặn:
-Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.
-Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
d) Một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
-Từ nay tôi kệch đến già,
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.
- Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
 
Câu 6: Hãy tìm một vài bài thơ hoặc câu thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.
 
Trả lời: 
- Thơ Hồ Xuân Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
                                                 (Bánh trôi nước)
 
+ Thân em: cách mở đầu “thân em”  - giống với mô tip bắt đầu của ca dao.
+ Bảy nổi ba chìm sử dụng thành ngữ, gần gữi với lời ăn tiếng nói của dân gian . 
- Thơ Nguyễn Du: Lấy chất liệu, hình ảnh thơ từ ca dao của dân giam. 
Truyện Kiều: 
"Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi".
Ca dao: 
"Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng".
+ Mở rộng xem đầy đủ