Trả lời câu 2 trang 190 - Bài 42 - SGK môn Sinh học lớp 12

Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

Lời giải:
* Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
 
      Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái này gồm:
 
      - Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, độ ẩm, ánh sáng ...
 
      - Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây bụi, cây leo,…
 
      - Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,…
 
      - Sinh vật phân giải: Giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y
 
    * Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái đầm nước nông. Thành phần cấu trúc gồm:
 
      - Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, các chất lắng đọng, nhiệt độ, ánh sáng,…
 
      - Sinh vật sản xuất: Tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc ven bờ
 
      - Sinh vật tiêu thụ: Cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim…
 
      - Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật

Ghi nhớ:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa sinh vật và môi trường của chúng.

Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái gồm các thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).

Các hệ sinh thái trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành nhóm các hệ sinh thái trên cạn và các hệ sinh thái dưới nước (gồm hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt). Con người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.

Bài 42: Hệ sinh thái
Phần 7: Sinh thái học
+ Mở rộng xem đầy đủ