Câu hỏi trang 172 - Bài 39 - SGK môn Sinh học lớp 12
Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kì và không theo chu kì (trong các ví dụ đã nêu ở phần I), theo gợi ý ở bảng 39.
Bảng 39: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
Quần thể | Nguyên nhân của biến động quần thể |
Cáo ở đồng rêu phương Bắc | Phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut |
Sâu hại mùa màng | Xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp |
Cá cơm ở vùng biển Pêru | Tăng nhiệt độ dòng nước chảy làm cá cơm chết nhiều |
Muỗi | Xuất hiện nhiều khi thời tiết ấm áp, độ ẩm cao |
Ếch, nhái | Mùa mưa ếch nhái sinh sản mạnh. |
Bò sát | Giảm số lượng khi nhiệt độ giảm xuống 8\(^o\)C ở miền Bắc Việt Nam. |
Bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ gặm nhấm | Giảm mạnh số lượng do lũ lụt ở miền Trung, Bắc Việt Nam. |
Thỏ ở Australia | Nhiễm virut gây bệnh và nhầy làm giảm số lượng cá thể. |
Động, thực vật ở rừng U Minh Thượng | Số lượng giảm do cháy rừng |
Ghi nhớ:
Có 2 dạng biến động số lượng cá thể của quần thể :
- Biến động theo chu kì : xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
- Biến động không theo chu kì : Xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể:
- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào quần thể.
- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng : số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.