Câu hỏi trang 171 - Bài 39 - SGK môn Sinh học lớp 12

Quan sát hình 39.1B và cho biết vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau.

Lời giải:

Số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau vì: thỏ là thức ăn của mèo rừng và mèo rừng là kẻ thù của thỏ. Thỏ là thức ăn của mèo rừng nên khi số lượng thỏ tăng thì nguồn thức ăn của mèo rừng nhiều → sinh sản tăng → số lượng mèo tăng và ngược lại.

Ghi nhớ:

Có 2 dạng biến động số lượng cá thể của quần thể :

- Biến động theo chu kì : xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

- Biến động không theo chu kì : Xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.

Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể:

- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào quần thể.

- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng : số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Phần 7: Sinh thái học
+ Mở rộng xem đầy đủ