Trả lời câu 4 trang 49 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12
Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Lời giải:
Muốn biết được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, ta phải xét tới gen thứ 3 nằm giữa 2 gen đó (nghĩa là cách đều 2 gen đó).
Khi hai gen nằm gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì chỉ có một số tế bào bước vào giảm phân xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen. Vì vậy, tỉ lệ % giao tử có hoán vị gen trên tổng số giao tử luôn nhỏ hơn 50%. Thực tế, các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể thì xác suất để xảy ra trao đổi chéo giữa chúng càng lớn và ngược lại. Đối với các nhiễm sắc thể lớn, những gen nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể thì hoán vị gen xảy ra ở hầu hết các tế bào khi bước vào giảm phân và khi đó tần số hoán vị gen có thể bằng 50%.
Ví dụ: tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30%, giữa B và C là 20% → A và B phải cùng nằm trên 1 NST .
Ghi nhớ:
Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới.
Tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%.
Giải các bài tập Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen khác
Câu hỏi trang 46 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12 Dưới đây là kết quả...
Trả lời câu 1 trang 49 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12 Làm thế nào có thể...
Trả lời câu 2 trang 49 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12 Có thể dùng những phép...
Trả lời câu 3 trang 49 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12 Ruồi giấm có 4...
Trả lời câu 4 trang 49 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 12 Làm thế nào có thể...
Mục lục Phần 5: Di truyền học theo chương
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Chương 3: Di truyền học quần thể
Chương 4: Ứng dụng di truyền học
Chương 5: Di truyền học người
+ Mở rộng xem đầy đủ