Trả lời câu 2 trang 53 - Bài 12 - SGK môn Sinh học lớp 12

Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.

Lời giải:
 - Quy ước gen: M: quy định bình thường
 
         m: quy định bệnh mù màu
 
      - Em trai mắc bệnh mù màu có kiểu gen: X\(^m\)Y nhận 1 giao tử Xm từ mẹ và Y từ bố.
 
      Vậy, mẹ có KG: X\(^M\)X\(^m\) và bố có kiểu gen: X\(^M\)Y
 
      - Sơ đồ lai:
 
      P: X\(^M\)X\(^m\) × X\(^M\)Y
 
      F1: X\(^M\)X\(^M\), X\(^M\)X\(^m\), X\(^M\)Y, X\(^m\)Y
 
      - Hai vợ chồng bình thường sinh con trai mắc bệnh thì người vợ phải có kiểu gen dị hợp X\(^M\)X\(^m\) với xác suất là 0,5.
 
      Xác suất xuất hiện con trai của họ mắc bệnh mù màu là:
 
            0,5 × 0,5 = 0,25 (25%)

Ghi nhớ:

Một tính trạng được gọi là di truyền liên kết với giới tính khi sự di truyền của nó luôn gắn với giới tính.

Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.

Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp).

Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ