Trả lời câu 2 trang 22 - Bài 4 - SGK môn Sinh học lớp 12

Nêu một số cơ chế phát sinh đột biến gen.

Lời giải:
 Một số cơ chế phát sinh đột biến gen.
 
   * Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN
 
   Các bazơ nitơ thường tồn tại hai dạng cấu trúc (dạng thường và dạng hiếm). Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hidrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản (kết cặp không hợp đôi) dẫn đến phát sinh đột biến gen. Ví dụ, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản tạo nên đột biến G – X → T – A
 
   * Tác động của các tác nhân gây đột biến của môi trường.
 
      - Tác động của các tác nhân vật lí như tia tử ngoại. (UV) có thể làm cho hai bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen.
 
      - Tác nhân hóa học như 5 – brômuraxin (5UB) là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A – T bằng G – X.
 
      - Tác nhân sinh học: dưới tác động của một số virut cũng gây nên đột biến gen. Ví dụ, virut viêm gan B, virut hecpet,…

Ghi nhớ:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 

Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi AND, do những sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của các tác nhân lí hóa ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.

Các dạng đột biến điểm gồm : thay thế, thêm, mất một cặp nucleotit.

Đột biến gen có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến tùy thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tùy thuộc vào tổ hợp gen.

Bài 4: Đột biến gen
Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ