Trả lời câu 2 trang 158 - Bài 52 - SGK môn Địa lý lớp 7

Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?

Lời giải:

Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông vì:

– Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu Âu thêm ấm áp về mùa đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu. 

– Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần. Vì thế, càng về phia tây, khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

 

Ghi nhớ:

 Châu Âu có các loại môi trường: 

 Môi trường ôn đới hải dương ở các đảo và ven biển Tây Âu có khí hậu ôn hòa, sông ngòi nhiều nước quanh năm, phát triển rừng cây lá rộng: sồi, dẻ…

 Vào sâu trong đất liền là môi trường ôn đới lục địa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm, sông ngòi có thời kì đóng băng về mùa đông. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

 Phía nam là môi trường lục địa trung hải, mưa tập trung vào thu - đông, mùa hạ nóng khô, sông ngòi ngắn và dốc, rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm.

 Môi trường vùng núi cao có nhiều mưa trên các sườn đón gió ở phía tây, thực vật thay đổi theo độ cao.

Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)
Phần 3: Thiên nhiên và con người ở các châu lục
+ Mở rộng xem đầy đủ