Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 141 – Bài 23 - SGK môn Lịch sử lớp 11
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động?
Lời giải:
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động:
Phan Bội Châu quê ở tỉnh Nghệ An, ông là người theo chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Năm 1902, ông lên đường vào Nam, ra Bắc để tìm cách liên kết với những người có cùng trí hướng với mình.
- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam ông cùng các đồng chí thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến. Nhằm đưa các thanh niên sang Nhật Bản để học tập.
- Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam khỏi Nhật. Phong trào Đông du tan rã.
- Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với những người cùng chí hướng thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
- Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
Giải các bài tập Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 141 – Bài 23 - SGK môn Lịch sử lớp 11 Nêu những sự kiện...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 143 – Bài 23 - SGK môn Lịch sử lớp 11 Nêu những sự kiện...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 145 – Bài 23 - SGK môn Lịch sử lớp 11 Vì sao nói Đông Kinh...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 145 – Bài 23 - SGK môn Lịch sử lớp 11 Phong trào đấu tranh...
Trả lời câu 1 trang 145 – Bài 23 – SGK môn Lịch sử lớp 11 Khuynh hướng mới trong...
Trả lời câu 2 trang 145 – Bài 23 – SGK môn Lịch sử lớp 11 Phân tích sự giống và...
Mục lục Phần 3: Lịch Sử Việt Nam (1858 - 1918) theo chương
Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
+ Mở rộng xem đầy đủ