Trả lời câu 2 trang 12 – Bài 2 – SGK môn Lịch sử lớp 11

Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ ?
Lời giải:

        Trước những phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, chính quyền Anh tăng cường chính sách chia để trị: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó đã làm rấy lên cao trào đấu tranh chống thực dân Anh (1905 - 1908) của nhân dân Ấn Độ.

- Tính chất:

        + Là phong trào giải phóng dân tộc.

        + Phạm vị: Cao trào diễn ra trên địa bàn rộng, đặc biệt ở Bom - bay và Can - cút - ta. Có quy mô lớn hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát hô vang khẩu hiệu : "Ấn Độ của người Ấn Độ".

        + Mục tiêu: Nhân dân ẤN Độ hướng tới một đất nước độc lập và dân chủ.

        + Lực lượng tham gia: Là toàn thể nhân dân Ấn Độ.

- Ý nghĩa:

        + Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, tỏ lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ấn Độ đối với thực dân Anh.

        + Toàn thể nhân dân Ấn Độ trách nhiệm của mình đối với dân tộc và cùng hòa chungvaof trào lưu dân tộc dân chủ của các nươc châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX.

Kết luận:

Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben - gan.