Câu hỏi trang 48 - Bài 13 - SGK môn Sinh học lớp 7
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa gì?
- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng như thế nào?
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa so với ruột phân nhánh của giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?
- Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào?
Lời giải:
- Kích thước con cái to hơn có ý nghĩa trong sinh sản vì chúng sinh sản rất nhiều
- Vỏ cutincun có vai trò như bộ giáp bảo vệ chúng không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ở ruột → nếu thiếu sẽ bị tiêu hủy → chết.
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa tiến hóa hơn vì con đường dẫn truyền thức ăn ngắn hơn và giun đũa vừa tiêu hóa vừa hấp thụ chất dinh dưỡng → hiệu quả tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
- Đặc điểm cơ thể thon dài như chiếc đũa thon gọn 2 đầu → chui được vào ống mật. khi chui được vào cơ dọc phát triển dẫn đến hậu quả bị tắc ống mật, ruột mất chất dinh dưỡng, gây độc tố cho cơ thể.
→ Cơ thể vật chủ ngày càng ốm yếu, xanh xao, gây đau bụng.
Ghi chú
Giun đũa kí sinh ở ruột non người. Chúng bắt đầu có khoang cơ thẻ chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sua và hậu môn. Giun đũa phân tính và tuyến sinh dục có dạng ống phát triển. Giun đũa thích nghi với kí sinh: có vỏ cuticun, dinh dưỡng khỏe, đẻ nhiều trứng và chúng có khả năng phát tán rất rộng.
Giải các bài tập Bài 13: Giun đũa khác
Câu hỏi trang 48 - Bài 13 - SGK môn Sinh học lớp 7 Thảo luận và trả lời...
Câu hỏi trang 49 - Bài 13 - SGK môn Sinh học lớp 7 Dựa vào sơ đồ...
Trả lời câu 1 trang 49 – Bài 13 – SGK môn Sinh học lớp 7 Đặc điểm cấu tạo...
Trả lời câu 2 trang 49 – Bài 13 – SGK môn Sinh học lớp 7 Nêu tác hại của giun...
Trả lời câu 3 trang 49 – Bài 13 – SGK môn Sinh học lớp 7 Nêu các biện pháp phòng...
+ Mở rộng xem đầy đủ