Trả lời câu hỏi C1 trang 214 - Bài 34 - SGK môn Vật lý lớp 11

Tại sao khi điều chỉnh kính thiên văn ta không phải dời toàn bộ kính như với hính hiển vi?

Lời giải:
Kính thiên văn là để quan sát các vật ở rất xa, vì vậy khoảng cách \(d_1\) giữa vật với vật kính được coi là vô cực. Vì vậy, ta không cần phải điều chỉnh khoảng cách này. Tức là không cần chỉnh vật kính.
Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta phải điều chỉnh thị kính để qua ảnh qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ \(C_cC_v\) của mắt.
⇒ khi điều chỉnh kính thiên văn ta không dời toàn bộ kính như với kính hiển vi.

GHI NHỚ: 

- Kính thiên văn là dụng cụ quang để quan sát các thiên thể. Nó gồm hai bộ phận chính: 

+ Vật kính: thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục mét).

+ Thị kính: kính lúp có tiêu cự nhỏ (vài cm).

- Phải điều chỉnh để ảnh sau cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.

- Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực: \({{G}_{\infty }}=\dfrac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}\)