Tia X

1. Phát hiện tia X

- Mỗi khi có một chùm tia catôt- tức là một chùm electron có năng lượng lớn- đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X

2. Cách tạo ra tia X

- Để tạo ra tia X, người ta dùng ống Cu-lít-giơ là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vonfram FF' dùng làm nguồn electron và hai điện cực:

+ Một catôt K bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các electron phóng ra từ FF' đều hội tụ vào anôt A

+ Một anôt A làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao, được làm lạnh bằng một dòng nước khi ống hoạt động.

- Dây FF' được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế cỡ vài chục kilôvôn. Các electron bay ra từ FF' sẽ chuyển động trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X

3. Bản chất và tính chất của tia X

3.1 Bản chất

- Tia  X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ \(10^{-11}\) m đến \(10^{-8}\)m

3.2 Tính chất

- Khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn

- Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế người ta chụp điện thay cho quan sát bằng mắt

- Tia X làm phát quang một số chất

- Tia X làm ion hóa không khí

- Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào nên người ta dùng tia X để chữa trị ung thư nông

3.3 Công dụng

- Ngoài những công dụng về chuẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học, tia x còn được sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết tật trong các vật đúc kim loại và trong các tinh thể,...sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu các thành phần và cấu trúc của vật rắn

4. Thang sóng điện từ

- Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma, đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ

+ Mở rộng xem đầy đủ