Phản xạ toàn phần

1. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn

- Khi chùm tia sáng phản xạ ở mặt phân cách hai môi trường

           n1sini=n2sinr    suy ra     sinr=n1n2sini

- Khi góc i tăng thì góc r cũng tăng. Với r > i. Do đó khi r đạt đến cực đại 90o thì i đạt đến giá trị igh là góc giới hạn phản xạ toàn phần

                          sinigh=n2n1

- Nếu i>igh thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

2. Hiện tượng phản xạ toàn phần

2.1 Định nghĩa

- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

2.2 Điều kiện để có phản xạ toàn phần

- Ánh sáng phải truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn

                 n2<n1

- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn

                       iigh

3. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần :cáp quang

3.1 Cấu tạo

- Cáp quang là bó sọi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần

 

- Sợi quang gồm hai phần chính :

+ Phẫn lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1)

+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi

3.2 Công dụng

- Cáp quang dùng để nội soi trong Y học, truyền thông tin

 

+ Mở rộng xem đầy đủ