Bài 16 Dòng điện trong chân không

1. Bản chất của dòng điện trong chân không

- Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron được đưa vào khoảng chân không đó

2. Tia catôt

- Để tạo ra dòng điện trong chân không, trước đây, người ta dùng một hiệu điện thế lớn giữa anôt và catôt đặt trong một ống thủy tinh nối với bơm chân không, rồi rút khi cho đến khi trong ống là chân không

2.1 Thí nghiệm

- Khi áp suất trong ống giảm xuống khoảng \(10^{-3}\) mmHg, thì khoảng tối catôt mở rộng chiếm toàn bộ ống. Quá trình phóng điện vẫn duy trì và ở phía đối diện với catôt, thành ống thủy tinh phát ra ánh sáng màu vàng lục

- Ta gọi tia phát ra từ catôt làm huỳnh quang thủy tinh là tia catôt hay tia âm cực

- Khi tiếp tục rút khí để đạt chân không tốt hơn nữa thì quá trình phóng điện biến mất

2.2 Tính chất của tia catôt

- Nó phát ra từ catôt, theo phương vuông góc với bề mặt catôt

- Nó mang năng lượng lớn, có thể làm huỳnh quang các chất

- Từ trường làm tia catôt lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và phương của từ trường, còn điện trường làm tia catôt lệch theo chiều ngược với chiều điện trường.

2.3 Bản chất của tia catôt

- Tia catôt thực chất là dòng êlectron phát ra từ catôt và bay gần như tự do trong không gian, được sinh ra khi phóng diện qua chất khí ở áp suất thấp

+ Mở rộng xem đầy đủ