Sự chuyển thể của các chất
1. Sự nóng chảy
1.1 Định nghĩa
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở một áp suất cho trước
- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nén,..) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
1.2 Nhiệt nóng chảy
- Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của chất rắn đó. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ thuận mới khối lượng m của chất rắn
Q=λm
Trong đó λ gọi là nhiệt nóng chảy riêng. Giá trị λ phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy. Đơn vị đo của λ là jun trên kilôgam (J/kg)
2. Sự bay hơi
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bể mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
3. Sự sôi
3.1 Định nghĩa
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bể mặt chất lỏng gọi là sự sôi
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi
3.2 Nhiệt hóa hơi
- Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi
- Nhiệt hóa hơi Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí ở nhiệt độ sôi
Q=Lm
Trong đó L là nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi. Đơn vị của L là jun trên kilôgam (J/kg)