Đạo hàm cấp hai - Đại số và Giải tích toán lớp 11
1. Định nghĩa
Giả sử hàm số y=f(x) có đạo hàm tại mỗi điểm x∈(a;b)
Khi đó, hệ thức y′=f′(x) xác định một hàm số mới trên khoảng (a;b)
Nếu hàm số y′=f′(x) lại có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm của y′ là đạo hàm cấp hai của hàm số y=f(x) tại x và kí hiệu là y″ hoặc f″(x).
Chú ý
+) Đạo hàm cấp 3 của hàm số y=f(x) được định nghĩa tương tự và kí hiệu là y‴ hoặc f‴(x) hoặc f(3)(x)
+) Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm cấp n−1, kí hiệu là f(n−1)(x)(n∈N,n≥4). Nếu f(n−1)(x) có đạo hàm thì đạo hàm của nó được gọi là đạo hàm cấp n của f(x), kí hiệu là y(n) hoặc f(n)(x)
f(n)(x)=(f(n−1)(x))′
2. Ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai
Đạo hàm cấp hai f″(t) là gia tốc tức thời của chuyển động s=f(t) tại thời điểm t.
+ Mở rộng xem đầy đủ