Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Phương trình đường thẳng - Hình học toán lớp 10

1. Vectơ chỉ phương của đường thẳng

Định nghĩa
Vectơ u được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng  nếu u0 và giá của u song song hoặc trùng với .
Nhận xét
- Nếu u là một vectơ chỉ phương của đường thẳng  thì ku(k0) cũng là một vectơ chỉ phương của . Do đó một đường thẳng có vô số vectơ chỉ phương.
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định nếu biết một điểm và một vectơ chỉ phương của đường thẳng đó.

2. Phương trình tham số của đường thẳng

a) Định nghĩa
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng  đi qua điểm M0(x0;y0) và nhận u=(u1;u2) làm vectơ chỉ phương. Với mỗi điểm M(x;y) bất kì trong mặt phẳng, ta có M0M=(xx0;yy0). Khi đó MM0M cùng phương với uM0M=tu
                                                                                                             {xx0=tu1yy0=tu2
                                                                                                              {x=x0+tu1y=y0+tu2                        (1)
Hệ phương trình (1) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng , trong đó t là tham số.
b) Liên hệ giữa vectơ chỉ phương và hệ số góc của đường thẳng
Nếu đường thẳng  có vectơ chỉ phương u=(u1;u2) với u10 thì  có hệ số góc k=u2u1.

3. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng

Định nghĩa
Vectơ n được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng  nếu n0 và n vuông góc với vectơ chỉ phương của .
Nhận xét
- Nếu n là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng  thì kn(k0) cũng là một vectơ pháp tuyến của . Do đó một đường thẳng có vô số vectơ pháp tuyến.
- Một đường thẳng hoàn toàn được xác định nếu biết một điểm và một vectơ pháp tuyến của nó.

4. Phương trình tổng quát của đường thẳng

Định nghĩa
Phương trình ax+by+c=0 với a và b không đồng thời bằng 0, được gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng.
Nhận xét
Nếu đường thẳng  có phương trình là ax+by+c=0 thì  có vectơ pháp tuyến là n=(a;b) và vectơ chỉ phương là u=(b;a).

5. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

Xét hai đường thẳng 1 và 2 có phương trình tổng quát lần lượt là
               a1x+b1y+c1=0    và         a2x+b2y+c2=0
Tọa độ giao điểm của 1 và 2 là nghiệm của hệ phương trình : 
                                 {a1x+b1y+c1=0a2x+b2y+c2=0                 (I)
Ta có các trường hợp sau
a) Hệ (I) có một nghiệm (x0;y0), khi đó 1 cắt 2 tại điểm M(x0;y0).
b) Hệ (I) có vô số nghiệm, khi đó 1 trùng với 2.
c) Hệ (I) vô nghiệm, khi đó 1 và 2 không có điểm chung, hay 1 song song với 2.

6. Góc giữa hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng 
                  1:a1x+b1y+c1=0        
                  2:a2x+b2y+c2=0
Đặt α=(1,2) thì ta thấy α bằng hoặc bù với góc giữa n1 và n2 trong đó n1,n2 lần lượt là vectơ pháp tuyến của 1 và 2. Vì cosα0 nên ta suy ra
                                                       cos α =\mid cos (\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2})\mid= \frac {\mid \overrightarrow{n_1}.\overrightarrow{n_2}\mid} {\mid \overrightarrow{n_1}\mid.\mid\overrightarrow{n_2}\mid}
Chú ý
\triangle_1 \bot \triangle_2 \Leftrightarrow \overrightarrow{n_1}\bot \overrightarrow{n_2}\Leftrightarrow a_1a_2+b_1b_2=0
- Nếu \triangle_1 và \triangle_2 có phương trình y=k_1x+m_1,y=k_2x+m_2 thì
                                              \triangle_1 \bot \triangle_2 \Leftrightarrow k_1.k_2=-1

7. Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng \triangle có phương trình ax+by+c=0 và điểm M_0(x_0;y_0). Khoảng cách từ điểm M_0 đến đường thẳng \triangle, kí hiệu là d(M_0,\triangle), được tính bởi công thức : 
                                                     d(M_0;∆)=\frac{\mid ax_0+by_0+c\mid}{\sqrt{a^2+b^2}}

 

+ Mở rộng xem đầy đủ