Processing math: 100%

Lôgarit - Giải tích toán lớp 12

1. Khái niệm lôgarit

1.1. Định nghĩa

Cho hai số dương a,b  với a1. Số α thỏa mãn đẳng thức aα=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.

α=logabaα=b

Chú ý 

Không có lôgarit của số âm và số 0.

1.2. Tính chất

Cho hai số dương a,b  với a1. Ta có các tính chất sau đây

loga1=0,     logaa=1

alogab=b,     loga(aα)=α

2. Quy tắc tính lôgarit

2.1. Lôgarit của một tích

Định lí 1

Cho ba số dương a,b1,b2 với a1, ta có 

loga(b1b2)=logab1+logab2

Lôgarit của một tích bằng tổng các lôgarit.

Chú ý 

Định lí 1 có thể mở rộng cho tích của n số dương 

loga(b1b2...bn)=logab1+logab2+...+logabn

(a,b1,b2,...,bn>0,a1)

2.2. Lôgarit của một thương

Định lí 2

Cho ba số dương a,b1,b2 với a1, ta có 

logab1b2=logab1loaab2

Lôgarit của một thương bằng hiệu các lôgarit.

Đặc biệt

 loga1b=logab (a>0,b>0,a1

2.3. Lôgarit của một lũy thừa

Định lí 3

Cho hai số dương a,b;a1. Với mọi α, ta có

logabα=αlogab

Lôgarit của một lũy thừa bằng tích của số mũ với lôgarit của cơ số.

Đặc biệt

loganb=1nlogab

3. Đổi cơ số

Định lí 4

Cho ba số dương a,b,c với a1,c1, ta có logab=logcblogca

Đặc biệt

logab=1logba         (b1)

logaαb=1αlogab    (α0)

4. Lôgarit thập phân.  Lôgarit tự nhiên

4.1. Lôgarit thập phân

 Lôgarit thập phân là lôgarit cơ số 10.

log10b thường được viết là logb hoặc lgb.

4.2. Lôgarit tự nhiên

 Lôgarit tự nhiên là lôgarit cơ số e

logeb thường viết là lnb.