Processing math: 100%

Giới hạn của dãy số - Đại số và Giải tích toán lớp 11

1. Giới hạn hữu hạn của dãy số

1.1. Định nghĩa
Định nghĩa 1
Ta nói dãy số (un) có giới hạn là 0 khi n dần tới dương vô cực, nếu un có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kí hiệu: limn+un=0  hay un0 khi  n+
Định nghĩa 2
Ta nói dãy số (vn) có giới hạn là số a (hay vn dần tới a) khi n+, nếu limn+(vna)=0
Kí hiệu: limn+vn=a hay vna khi n+
1.2. Một vài giới hạn đặc biệt
a) limn+1a=0;limn+1nk=0, với k nguyên dương
b) limn+qn=0,q∣<1
c) Nếu un=c thì limn+un=limn+c=c
Chú ý
Từ nay về sau thay cho limn+un=a, ta viết tắt là limun=a

2. Định lí về giới hạn hữu hạn

Định lí 1
a) Nếu limun=a,limvn=b thì
+) lim(un±vn)=a±b
+) lim(un.vn)=a.b
+) limunvn=ab(b0)
b) Nếu un0 với mọi n và lim limun=a thì : a0,limun=a

3. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn

- Cấp số nhân vô hạn (un) có công bội q, với q∣<1 được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.
- Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn được kí hiệu là S=u1+u2+...+un
                                                      S=u11q(q∣<1)

4. Giới hạn vô cực

4.1. Định nghĩa
- Ta nói dãy số (un) có giới hạn + khi n+, nếu un có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kí hiệu: limun=+ hay un+ khi n+
- Dãy số (un) đươc gọi là có giới hạn  khi n+ nếu lim(un)=+
Kí hiệu: limun= hay un khi n+
4.2. Một vài giới hạn đặc biệt
a) limnk=+ với k nguyên dương
b) limqn=+ nếu q>1
4.3. Định lí
Định lí 2 
a) Nếu limun=a và limvn=± thì limunvn=0
b) Nếu limun=a>0 và limvn=0vn>0 với mọi n thì limunvn=+
c) Nếu limun=+ và limvn=a>0 thì limunvn=+