Giá trị lượng giác của một cung - Đại số toán lớp 10
1. Giá trị lượng giác của cung
1.1. Định nghĩa
Trên đường tròn lượng giác cho cung ^AM có sđ^AM=α
Tung độ y=¯OK của điểm M gọi là sin của α và kí hiệu là sinα.
sinα=¯OK
Hoành độ x=¯OH của điểm M gọi là côsin của α và kí hiệu là cosα.
cosα=¯OH
Nếu cosα≠0, tỉ số sinαcosα gọi là tang của α và kí hiệu là tanα (người ta còn dùng kí hiệu tgα).
tanα=sinαcosα
Nếu sinα≠0, tỉ số cosαsinα gọi là côtang của α và kí hiệu là cotα (người ta còn dùng kí hiệu cotgα).
cotα=cosαsinα
- Các giá trị sinα,cosα,tanα,cotα được gọi là các giá trị lượng giác của cung α.
Ta cũng gọi trục tung là trục sin, còn trục hoành là trục côsin.
Chú ý
- Các định nghĩa trên cũng áp dụng cho các góc lượng giác.
- Nếu 0o≤α≤180o thì các giá trị lượng giác của góc α chính là các giá trị lượng giác của góc đó đã nêu trong SGK Hình học 10.
1.2. Hệ quả
- sinα và cosα xác định với mọi α∈R. Hơn nữa, ta có
sin(α+k2π)=sinα,∀k∈Z
cos(α+k2π)=cosα,∀k∈Z
- Vì −1≤¯OK≤1;−1≤¯OH≤1 nên ta có
−1≤sinα≤1
−1≤cosα≤1
- Với mọi m∈R mà −1≤m≤1 đều tồn tại α và β sao cho sinα=m và cosβ=m.
- tanα xác định với mọi α≠π2+kπ(k∈Z)
- cotα xác định với mọi α≠kπ(k∈Z)
- Dấu của các giá trị lượng giác của góc phụ thuộc vào vị trí điểm cuối của cung ^AM=α trên đường tròn lượng giác.
Bảng xác định dấu của các giá trị lượng giác
1.3. Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt
2. Ý nghĩa hình học của tang và côtang
2.1. Ý nghĩa hình học của tanα
tanα được biểu diễn bởi độ dài đại số của vectơ →AT trên trục t′At. Trục t′At được gọi là trục tang.
2.2. Ý nghĩa hình học của cotα
cotα được biểu diễn bởi độ dài đại số của vectơ →BS trên trục s′Bs. Trục s′Bs được gọi là trục côtang.
3. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác
3.1. Công thức lượng giác cơ bản
sin2α+cos2α=1
1+tan2α=1cos2α α≠π2+kπ,k∈Z
1+cot2α=1sin2α α≠kπ,k∈Z
tanα.cotα=1 α≠kπ2,k∈Z
3.2. Giá trị lượng giác của các cung có liên quan đặc biệt
a) Cung đối nhau : α và −α
cos(−α)=cosα
sin(−α)=−sinα
tan(−α)=−tanα
cot(−α)=−cotα
b) Cung bù nhau : α và π−α
sin(π−α)=sinα
cos(π−α)=−cosα
tan(π−α)=−tanα
cot(π−α)=−cotα
c) Cung hơn kém π : α và α+π
sin(π+α)=−sinα
cos(π+α)=−cosα
tan(π+α)=tanα
cot(π+α)=cotα
d) Cung phụ nhau: α và (π2−α)
sin(π2−α)=cosα
cos(π2−α)=sinα
cos(π2−α)=sinα
tan(π2−α)=cotα
cot(π2−α)=tanα
+ Mở rộng xem đầy đủ