Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai - Đại số toán lớp 10
1. Ôn tập về phương trình bậc nhất, bậc hai
1.1. Phương trình bậc nhất
Cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b=0 (1) được tóm tắt như sau
+) a≠0: (1) có nghiệm duy nhất x=−ba
+) a=0:
- b≠0: (1) vô nghiệm
- b=0: (1) nghiệm đúng với mọi x
Khi a≠0 phương trình ax+b=0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
1.2. Phương trình bậc hai
Cách giải và công thức nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c=0(a≠0) (2) được tóm tắt như sau
△=b2−4ac
+) △>0: (2) có hai nghiệm phân biệt x1,2=−b±√△2a
+) △=0: (2) có nghiệm kép x=−b2a
+) △<0: (2) vô nghiệm
1.3. Định lí Vi-ét
Nếu phương trình bậc hai ax2+bx+c=0(a≠0) có hai nghiệm x1,x2 thì
x1+x2=−ba x1x2=ca
Ngược lại, nếu hai số u và v có tổng u+v=S và tích uv=P thì u và v là các nghiệm của phương trình
x2−Sx+P=0
2. Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai
2.1. Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
Để giải phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối ta có thể dùng định nghĩa của giá trị tuyệt đối hoặc bình phương hai vế để khử dấu giá trị tuyệt đối.
2.2. Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn
Để giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bậc hai, ta thường bình phương hai vế để đưa về một phương trình hệ quả không chứa ẩn dưới dấu căn.
+ Mở rộng xem đầy đủ