Hàm số mũ. Hàm số lôgarit - Giải tích toán lớp 12
1. Hàm số mũ
1.1. Định nghĩa
Cho số thực dương a khác 1.
Hàm số y=ax được gọi là hàm số mũ cơ số a.
1.2. Đạo hàm của hàm số mũ
Định lí 1
Hàm số y=ex có đạo hàm tại mọi x và
(ex)′=ex
Định lí 2
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) có đạo hàm tại mọi x và
(ax)′=axlna
Chú ý
Đối với hàm hợp y=au(x), ta có: (au)′=aulna.u′
1.3. Khảo sát hàm số mũ y=ax(a>0,a≠1)
- Tập xác định : R
- Đạo hàm: y′=axlna
- Sự biến thiên :
+) a>1: hàm số luôn đồng biến
+) 0<a<1: hàm số luôn nghịch biến
- Tiệm cận : Trục Ox là tiệm cận ngang
- Đồ thị : đi qua điểm (0;1) và (1;a), nằm phía trên trục hoành (y=ax>0,∀x∈R)
2. Hàm số lôgarit
2.1. Định nghĩa
Cho số thực dương a khác 1.
Hàm số y=logax được gọi là hàm số lôgarit cơ số a.
2.2. Đạo hàm của hàm số lôgarit
Định lí 3
Hàm số y=logax(a>0,a≠1) có đạo hàm tại mọi x>0 và
(logax)′=1xlna
Chú ý
Đối với hàm hợp y=logau(x), ta có:
logau(x)=u′ulna
2.3. Khảo sát hàm số lôgarit y=logax(a>0,a≠1)
- Tập xác định: (0;+∞)
- Đạo hàm : y′=1xlna
- Chiều biến thiên :
+) a>1: hàm số luôn đồng biến
+) 0<a<1: hàm số luôn nghịch biến
- Tiệm cận : trục Oy là tiệm cận đứng
- Đồ thị: đi qua các điểm (1;0) và (a;1), nằm phía bên phải trục tung
Nhận xét
Đồ thị hàm số y=ax và y=logax(a>0,a≠1) đối xứng nhau qua đường thẳng y=x.
Đạo hàm của một số hàm lũy thừa, mũ, lôgarit
- Hàm sơ cấp
(xα)′=α.xα−1
(1x)′=−1x2
(√x)′=12√x
(ex)′=ex
(ax)′=axlna
(ln∣x∣)′=1x
(loga∣x∣)′=1xlna
- Hàm hợp (u=u(x))
(uα)′=αuα−1.u′
(1u)′=−u′u2
(√u)′=u′2√u
(eu)′=eu.u′
(au)′=aulna.u′
(ln∣u∣)′=u′u
(loga∣u∣)′=u′ulna