Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Bài 1 Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

1. Tính đơn điệu của hàm số

1.1 Nhắc lại định nghĩa

Ký hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y=f(x) xác định trên K. Ta nói
Hàm số y=f(x) đồng biến (tăng) trên K với mỗi mọi cặp x1,x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2  thì f(x1) nhỏ hơn f(x2) tức là
 x1<x2f(x1)<f(x2)
Hàm số y=f(x) nghịch biến (giảm) trên K với mỗi mọi cặp x1,x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2  thì f(x1) lớn hơn f(x2) tức là
 x1<x2f(x1)>f(x2)
Hàm số đồng biến hoăc nghịch biến trên K được gọi chung là hàm số đơn điệu trên K

1.2 Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm

Định lý
Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm trên K
a, Nếu f(x)>0 với mọi x thuộc K thì hàm f(x) đồng biến trên K
 f(x)>0f(x) đồng biến
b, Nếu f(x)<0 với mọi x thuộc K thì hàm f(x) nghịch biến trên K
​​f'(x) < 0 \Rightarrow f(x) nghịch biến
Chú ý:
Nếu f'(x) = 0, \forall x \in K thì f(x) không đổi trên K

2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số

Quy tắc

1. Tìm tập xác định.
2. Tính đạo hàm f'(x). Tìm các điểm x_i (1,2,3,...,n) mà tại đó đạo hàm bằng 0  hoặc không xác định
3. Sắp xếp các điểm x_i theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
4. Nêu kết luận về các khoản đồng biến, nghịch biến của hàm số.