Bài 1 Dao động điều hòa

1.  Dao động điều hòa

1.1 Thế nào là dao động cơ?

Dao động cơ là chuyển động qua lại của vật quanh vị trí cân bằng.

1.2 Dao động điều hòa

Dao động tuần hoàn là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.

2. Phương trình của dao động điều hòa

2.1 Định nghĩa:

Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

2.2 Phương trình giao động điều hòa

 
Phương trình của giao động điều hòa 
\(x= Acos(\omega t +\varphi)\)
trong đó \(A, \omega \) và \(\varphi\) là các hằng số.
A: biên độ dao động
\(\omega\): tốc độ góc
\(\varphi\):  là pha ban đầu tại t = 0.
t: là thời điểm khảo sát chuyển động (đơn vị là giây)
\(x\): tọa độ tại thời điểm t

3. Chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hòa

3.1 Chu kì và tần số

Khi vật trở về vị trí cũ hướng cũ thì ta nói vật thực hiện 1 dao động toàn phần.
Chu kì (T): của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần. Đơn vị là s
Tần số (f): của dao động điều hòa là số dao động tuần hoàn thực hiện trong một s. Đơn vị là 1/s hoặc Hz.

3.2 Tần số góc

Trong dao động điều hòa, \(\omega\) được gọi là tần số góc.
Giữa tần số góc, chu kì và tần số có mối liên hệ: \(\omega= \frac{2\pi}{T} = 2\pi f\)

4. Vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa

Công thức tính vận tốc  \(v=x'= - \omega Asin (\omega t+\varphi)\)
Công thức tính gia tốc \(a=v'=x{}''= - \omega^2 Acos (\omega t+\varphi)\)

5. Đồ thị của dao động điều hòa

Đồ thị của dao động điều hòa là hình \(\sin\)