Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1. Đọc đoạn trích sau:
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức.
Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn.
Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thông chí)
2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a) Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:
– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
II. Luyện tập
1. Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
2. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
3. Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
Lời giải:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Đọc đoạn trích trên
Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a) Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:
– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
Trả lời:
a. Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Vua Quang Trung hiện lên là một người chỉ huy mưu trí, tháo vát.
b. - Các chi tiết miêu tả: 
+ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín;
+ dàn thành trận chữ “nhất”;
+ khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì;
+ đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh;
+ bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết;
+ chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
    - Các chi tiết miêu tả đó nhằm thể hiện cách đánh của quân ta và sự phản ứng của quân Thanh.
c. Nếu chỉ kể như sách giáo khoa thì hình ảnh vua Quang Trung không nổi bật và trận đánh kém sinh động. Bởi vì không có các chi tiết cụ thể, làm rõ các đối tượng tham gia trận đánh cũng như diễn biến của trận đánh
* Do vậy yếu tố miêu tả  có vai trò vô cùng quan trọng trong văn bản tự sự, nó làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
Ghi nhớ:
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
 
II. Luyện tập:
Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
Trả lời:
* Những yếu tố tả người trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
- Tả vẻ đẹp chung của 2 chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
- Tả Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
- Tả Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
* Những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
+ Ngày xuân con én đưa thoi
+ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
+ Gần xa nô nức yến anh
+ Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
+ Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
+ Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
* Nếu không có những yếu tố miêu tả thì nội dung của đọan trích sẽ nghèo nàn và đơn giản. Trong hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân”, nếu lược bỏ các yếu tố miêu tả thì gần như lược bỏ hầu hết nội dung của đoạn trích, chỉ còn lại một vài dòng thơ kể chuyện sơ sài.

Câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
Trả lời:
Viết một đoạn văn kể về việc chị em Kiều đi chơi trong ngày thanh minh có sử dụng yếu tố miêu tả: Khung cảnh ngày xuân trong tiết tháng ba thật đẹp. Trên bầu trời, từng đàn chim én chao liệng như thoi đưa trong ánh nắng ấm áp, trong trẻo của mùa xuân trải khắp muôn nơi. Bao nhiêu tài tử, giai nhân nô nức đi trảy hội. Ngựa xe đông như nước chảy, người người náo nức đi dự hội xuân. Những chàng trai, cô gái trẻ trung cười nói ríu ran, bước nhẹ trên thảm cỏ non xanh. Chị em Kiều cũng hòa trong dòng người đông vui ấy. Mọi người đốt tiền giấy, rắc những thoi vàng vó để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Khi bóng đã ngả về tây, chị em Kiều thơ thẩn dan tay ra về. Lúc này họ bước chầm chậm theo một một dòng suối nhỏ, nước trong vắt uốn quanh co. Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh nước cũng góp phần tạo nên vẻ thơ mộng cho bức tranh chiều xuân. Tâm trạng hai thiếu nữ họ Vương cũng như xao xuyến cùng cảnh vật.

Câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
Trả lời:
Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai trang giai nhân tuyệt thế. Cả hai nàng đều có cốt cách thanh cao như hoa mai và tinh thần trắng trong như tuyết. Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng và đều đạt đến độ hoàn hảo. Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang va không kém phần quý phái. Nàng có khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, giọng nói trong trẻo như ngọc. Mái tóc của Vân óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Còn Kiều lại sở hữu một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Nàng có một đôi mắt tinh anh, kiêu sa tựa như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Không những thế, Kiều còn giỏi cả về cầm, kì, thi, họa. Cung đàn “Bạc mệnh” của Kiều chính là sự tự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa cảm. Cả hai nàng đều khuôn phép, đức hạnh trong nề nếp gia đình gia giáo.
Mục lục Lớp 9 theo chương Chương 1: Sinh vật và môi trường - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương 1. Căn bậc hai. Căn bậc ba - Đại số 9 Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông - Hình học 9 Chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh Thế giới thứ hai - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương 1: Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba - Phần Đại số Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông - Phần Hình học Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 1: Điện học - Giải bài tập SGK Vật lý 9 Địa Lý Dân Cư - Giải bài tập SGK Địa lý 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 2: Hệ sinh thái - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương 2. Hàm số bậc nhất - Đại số 9 Chương 2: Đường tròn - Hình học 9 Chương 2: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương 2: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 2: Hàm số bậc nhất - Phần Đại số Chương 2: Đường tròn - Phần Hình học Chương 2: Nhiễm sắc thể - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 2: Điện tử học - Giải bài tập SGK Vật lý 9 Địa Lý Kinh Tế - Giải bài tập SGK Địa lý 9 Chương 2: Kim loại - Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 3: Con người, dân số và môi trường - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương 3: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Đại số 9 Chương 3: Góc với đường tròn - Hình học 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 3: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Phần Đại số Chương 3: ADN và gen - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 3: Quang học - Giải bài tập SGK Vật lý 9 Chương 3: Góc với đường tròn - Phần Hình học Sự Phân Hóa Lãnh Thổ - Giải bài tập SGK Địa lý 9 Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 4: Bảo vệ môi trường - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương 4. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn - Đại số 9 Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu - Hình học 9 Chương 4: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương 4: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 4. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn - Phần Đại số Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Giải bài tập SGK Vật lý 9 Chương 4: Biến dị - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu - Phần Hình học Địa Lý Địa Phương - Giải bài tập SGK Địa lý 9 Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu - Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 5: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 5: Di truyền học người - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime - Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 6: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương 6: Ứng dụng di truyền học - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương 7: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay
Lớp 9
Chương 1: Sinh vật và môi trường Chương 1. Căn bậc hai. Căn bậc ba Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh Thế giới thứ hai Chương 1: Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen Chương 1: Điện học Địa Lý Dân Cư Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ Chương 2: Hệ sinh thái Chương 2. Hàm số bậc nhất Chương 2: Đường tròn Chương 2: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ năm 1945 đến nay Chương 2: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939 Chương 2: Hàm số bậc nhất Chương 2: Đường tròn Chương 2: Nhiễm sắc thể Chương 2: Điện tử học Địa Lý Kinh Tế Chương 2: Kim loại Chương 3: Con người, dân số và môi trường Chương 3: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Chương 3: Góc với đường tròn Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay Chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945 Chương 3: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Chương 3: ADN và gen Chương 3: Quang học Chương 3: Góc với đường tròn Sự Phân Hóa Lãnh Thổ Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương 4: Bảo vệ môi trường Chương 4. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu Chương 4: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay Chương 4: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến Chương 4. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Chương 4: Biến dị Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu Địa Lý Địa Phương Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu Chương 5: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 Chương 5: Di truyền học người Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime Chương 6: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Chương 6: Ứng dụng di truyền học Chương 7: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
+ Mở rộng xem đầy đủ