Xác suất của biến cố - Đại số và Giải tích toán lớp 11
1. Định nghĩa cổ điển của xác suất
Định nghĩa
Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số \frac{n(A)}{n(Ω)} là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A)
P(A)=\frac{n(A)}{n(Ω)}
Chú ý
n(A) là số phần tử của A hay cũng là số các kết quả thuận lợi cho biến cố A, còn n(Ω) là số các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
2. Tính chất của xác suất
Định lí
a) P(\varnothing)=0,P(Ω)=1
b) 0\leq P(A) \leq 1, với mọi biến cố A
c) Nếu A và B xung khắc thì
P(A\cup B)=P(A)+P(B)(công thức cộng xác suất)
Hệ quả
Với mọi biến cố A, ta có
P(\overline{A})=1-P(A)
3. Các biến cố độc lập, công thức nhân xác suất
A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi
P(A.B)=P(A).P(B)