Giải bài 89 trang 104 – SGK Toán lớp 9 tập 2

Trong hình 67, cung AmB có số đo là 60o. Hãy:

Hình 67

a) Vẽ góc ở tâm chắn cung AmB. Tính góc AOB.

b) Vẽ góc nội tiếp đỉnh C chắn cung AmB. Tính góc ACB.

c) Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến Bt và dây cung BA. Tính góc ABt.

d) Vẽ góc ADB có đỉnh D ở bên trong đường tròn. So sánh ^ADB và ^ACB

e) Vẽ góc AEB có đỉnh E ở bên ngoài đường tròn (E và C cùng phía đối với AB). So sánh ^AEB và ^ACB

Lời giải:

a)

Cách vẽ: Nối OA và OB ta được góc ở tâm ^AOB

Ta có:^AOB là góc ở tâm chắn cung AmB nên 

^AOB=AmB=60o

b)

Cách vẽ:

Lấy điểm C bất kì thuộc đường tròn (O).

Nối C với A và B, ta được góc nội tiếp ^ACB chắn cung AmB.

Do vậy: ^ACB=12AmB=30o

c)

Cách vẽ: Vẽ bán kính OB.

- Qua B kẻ tia Bt vuông góc với OB, ta được góc ^BOt là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung AmB.

Do vậy: ^OBt=12AmB=30o
d)

Cách vẽ: 

- Lấy điểm D bất kì ở bên trong đường tròn (O).

- Nối AD và BD lần lượt cắt đường tròn tại N và M.

^ADB  là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn cung AmB và cung MN.

^ADB=12(AmB+MN)>12AmB=^ACB

e)

- Lấy điểm E bất kì nằm ngoài đường tròn, cùng phía với C.

- Nối EA và EB cắt đường tròn lần lượt tại I và J.

- Góc ^AEB  là có có đỉnh ở bên ngoài đường tròn chắn cung AmB và cung IJ.

^AEB=12(AmBIJ)<12AmB=^ACB

 

 

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.