Giải bài 7 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2

Cho tam giác đều ABC, O là trung điểm của BC. Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm di động D và E sao cho góc \(DOE = 60^o\).

a) Chứng minh tích BD.CE không đổi.

b) Chứng minh \(ΔBOD ∼ ΔOED\). Từ đó suy ra tia DO là tia phân giác của góc BDE.

c) Vẽ đường tròn tâm O tiếp xúc với AB. Chứng minh rằng đường tròn này luôn tiếp xúc với DE.

Lời giải:
Hướng dẫn:
a) Chứng minh BD.CE=OB.OC
b) Chứng minh khoảng cách từ tâm đến AB bằng khoảng cách từ O đến DE
a) Trong \(\Delta OEC\) có: \(\widehat{OEC}+\widehat{EOC}+\widehat{ECO}={{180}^{o}}\) (định lí tổng ba góc của tam giác)
 
Mà \(\widehat{ECO}=\widehat{DOE}={{60}^{o}}\) (giả thiết)
 
\(\Rightarrow \widehat{OEC}+\widehat{EOC}+\widehat{DOE}={{180}^{o}}\)
 
Lại có: \(\widehat{DOB}+\widehat{EOC}+\widehat{DOE}={{180}^{o}}\)
 
\(\Rightarrow \widehat{OEC}=\widehat{DOB}\)
 
Xét \(\Delta BOD\) và \(\Delta CEO\) có:
 
\(\begin{aligned} & \widehat{OBD}=\widehat{ECO}={{60}^{o}}\\ \\ & \widehat{OEC}=\widehat{DOB} \\ \end{aligned}\)
 
\(\Rightarrow \Delta BOD\sim \Delta CEO (g.g)\)
 
\(\Rightarrow \dfrac{OB}{EC}=\dfrac{BD}{OC}\) (hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
 
\(\Rightarrow BD.EC=OB.OC\)
 
Mà OB.OC không đổi nên BD.EC không đổi.
 
b) Ta có \(\Delta BOD\sim \Delta CEO\) (chứng minh trên)
 
\(\Rightarrow \dfrac{BD}{OC}=\dfrac{OD}{OE} \Rightarrow \dfrac{BD}{OD}=\dfrac{OB}{OE} \)
 
Xét \(\Delta BOD\) và \(\Delta OED\) có:
 
\(\begin{aligned} & \dfrac{BD}{OD}=\dfrac{OB}{OE} \\\\ & \widehat{DOB}=\widehat{DOE}=6{{0}^{o}} \\\\ & \Rightarrow \Delta BOD\sim \Delta OED\,\left( c.g.c \right) \\ \end{aligned}\)
 
\(\Rightarrow \widehat{IDO}=\widehat{KDO}\) (hai góc tương ứng)
 
c) Kẻ \(OK\bot DE\), gọi I là tiếp điểm của (O) với AB.
 
Xét hai tam giác vuông \(\Delta OID\) và \(\Delta OKD\) có:
 
OD chung
 
\(\widehat{IDO}=\widehat{KDO}\,\) (chứng minh trên)
 
\(\Rightarrow \Delta OID=\Delta OKD\) (cạnh huyền và góc nhọn)
 
\(\Rightarrow OI=OK\) (hai cạnh tương ứng)
 
Vậy đường tròn (O) luôn tiếp xúc với DE.
Tham khảo lời giải các bài tập B. Phần hình học khác Giải bài 1 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Chu vi hình chữ nhật... Giải bài 2 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Tam giác ABC có góc \(B =... Giải bài 3 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2  Cho tam giác ABC... Giải bài 4 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Nếu tam giác ABC vuông... Giải bài 5 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Tam giác ABC vuông tại C... Giải bài 6 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Một hình chữ nhật... Giải bài 7 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho tam giác đều ABC, O... Giải bài 8 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho hai đường... Giải bài 9 trang 134 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho tam giác ABC nội... Giải bài 10 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho tam giác nhọn ABC... Giải bài 11 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Từ một điểm P ở... Giải bài 12 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Một hình vuông và một... Giải bài 13 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Cho đường tròn \((O)\),... Giải bài 14 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Dựng tam giác ABC, biết... Giải bài 15 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Tam giác ABC cân tại A... Giải bài 16 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Một mặt phẳng chứa... Giải bài 17 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Khi quay tam giác ABC vuông... Giải bài 18 trang 135 – SGK Toán lớp 9 tập 2 Một hình cầu có số...