Giải bài 1 trang 68 – SGK Toán lớp 9 tập 1
Hãy tính \(x\) và \(y\) trong mỗi hình sau:
Lời giải:
a) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới:
Áp dụng định lí Pytago vào \(\Delta ABC\) vuông tại A, ta có:
\(BC=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}}=\sqrt{{{6}^{2}}+{{8}^{2}}}=10\)
Áp dụng hệ thức lượng vào \(ΔABC\) vuông tại A, đường cao AH, ta có:
\(A{{B}^{2}}=BC.BH\Rightarrow BH=\dfrac{A{{B}^{2}}}{BC}=\dfrac{{{6}^{2}}}{10}=3,6\)
Lại có \(HC=BC−BH=10−3,6=6,4\)
Vậy \(x=BH=3,6;\,\, y=HC=6,4.\)
b) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới:
Áp dụng hệ thức lượng vào \(ΔABC\) vuông tại A, đường cao AH, ta có:
\(A{{B}^{2}}=BH.BC\Leftrightarrow 1{{2}^{2}}=20.x\Leftrightarrow x=\dfrac{{{12}^{2}}}{20}=7,2\)
Lại có: \(HC=BC−BH=20−7,2=12,8\)
Vậy \(x=BH=7,2;\,\,\, y=HC=12,8.\)
Ghi nhớ:Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Khi đó, ta có một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông:
\(\begin{align} & A{{B}^{2}}=BH.BC;A{{C}^{2}}=CH.CB. \\ & A{{H}^{2}}=HB.HC \\ & AH.BC=HB.HC \\ & \dfrac{1}{A{{H}^{2}}}=\dfrac{1}{A{{B}^{2}}}+\dfrac{1}{A{{C}^{2}}} \\ \end{align}\)
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông khác
Giải bài 1 trang 68 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Hãy tính \(x\)...
Giải bài 2 trang 68 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Hãy tính \(x\)...
Giải bài 3 trang 69 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Hãy...
Giải bài 4 trang 69 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Hãy...
Giải bài 5 trang 69 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Trong tam giác vuông với...
Giải bài 6 trang 69 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Đường cao của một tam...
Giải bài 7 trang 69 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Người ta đưa ra hai...
Giải bài 8 trang 70 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Tìm \(x\)...
Giải bài 9 trang 70 – SGK Toán lớp 9 tập 1 Cho hình vuông ABCD. Gọi...
Mục lục Hình học 9 theo chương
Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Chương 2: Đường tròn
Chương 3: Góc với đường tròn
Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu
+ Mở rộng xem đầy đủ