Giải bài 53 trang 87 – SGK Toán lớp 8 tập 2
Một người đo chiều cao của một cây nhờ một cọc chôn xuống đất, cọc cao 2m và đặt xa cây 15m. Sau khi người ấy lùi ra xa cách cọc 0,8m thì nhìn thấy đầu cọc và đỉnh cây cùng nằm trên một đường thẳng. Hỏi cây cao bao nhiêu, biết rằng khoảng cách từ chân đến mắt người ấy là 1,6m?
Hướng dẫn:
Biểu diễn hình học các sự vật theo hình học.
Xét các tam giác đồng dạng, sử dụng tỉ số đồng dạng để tính kích thước cần tính
Gọi chiều cao của cây là AC, chiều cao cọc EE′=2m, chiều cao từ mắt đến chân người là DD′=1,6m; khoảng cách giữa cọc và cây: AE=15m, khoảng cách giữa cọc và người đứng: DE=0,8m.
Vì DD′//EE′ nên ΔBDD′∽ΔBEE′
⇒BDBE=DD′EE′ (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒1−BDBE=1−DD′EE′
⇒BE−BDBE=EE′−DD′EE′
⇒DEBE=2−1,62
Hay 0,8BE=0,42
⇒BE=2.0,80,4=4(m)
Vì EE′//AC nên ΔEBE′∽ΔABC
⇒BEBA=EE′AC (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
⇒AC=BA.EE′BE
Hay AC=EE′(BE+EA)BE=2(4+15)4=9,5(m)
Vậy chiều cao của cây là 9,5m.