Giải bài 45 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD(AB>BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh rằng DE//BF
b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
Hướng dẫn:
a) Chứng minh cặp góc đồng vị trong bằng nhau
b) Sử dụng dấu hiệu nhận biết thứ nhất.
a) Ta có: ABCD là hình bình hành (giả thiết)
⇒AB//CD (tính chất)
⇒^F1=^B1 (cặp góc so le trong) (1)
Lại có: DE là tia phân giác ˆD (giả thiết)
⇒^D2=ˆD2(2)
Tương tự ta có: BF là tia phân giác ˆB (giả thiết)
⇒^B1=^B2=ˆB2(3)
Mà ˆB=ˆD (vì ABCD là hình bình hành) (4)
Từ (1),(2),(3),(4)⇒^D2=^F1
Mà ^D2 và ^F1 ở vị trí đồng vị
⇒DE//BF (đpcm)
b) Xét tứ giác DEBF, ta có:
DE//BF (chứng minh trên)
EB//DF (vì E∈AB,F∈CD)
⇒ Tứ giác DEBF là hình bình hành
Ghi nhớ: Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
1. Tứ giac có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Tham khảo lời giải các bài tập Bài 7: Hình bình hành khác
Giải bài 43 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Các tứ giác ABCD, EFGH,...
Giải bài 44 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Cho hình bình hành ABCD....
Giải bài 45 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Cho hình bình...
Mục lục Hình học 8 theo chương
Chương 1: Tứ giác
Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác
Chương 3: Tam giác đồng dạng
Chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
+ Mở rộng xem đầy đủ