Trả lời câu hỏi C5 trang 27 - Bài 9 - SGK môn Vật lý lớp 9
Kim Loại | p(\Omega.m) | Hợp kim | p\left(\Omega.m\right) |
Bạc | 1,6.10^{-8} | Nikelin | 0,40.10^{-6} |
Đồng | 1,7.10^{-8} | Manganin | 0,43.10^{-6} |
Nhôm | 2,8.10^{-8} | Constantan | 0,50.10^{-6} |
Vonfam | 5,5.10^{-8} | Nicrom | 1,10.10^{-6} |
Sắt | 12,0.10^{-8} |
+ Điện trở của sợi dây nhôm dài 2m và có tiết diện 1mm^{2}là:
R=\rho \dfrac{1}{S}=2,{{8.10}^{-8}}.\dfrac{2}{1.10^{-6}}=0,056(\Omega )
+ Điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4mm (lấy π = 3,14) là:
R=\rho \dfrac{1}{S}=\rho \dfrac{1}{\pi {{(\dfrac{d}{2})}^{2}}}=0,{{4.10}^{-6}}.\dfrac{8}{3,14.{{(\dfrac{{{0,4.10}^{-3}}}{2})}^{2}}}=25,5(\Omega )
+ Điện trở của một dây ống đồng dài 400m và có tiết diện 2mm^{2} là:
R=\rho \dfrac{1}{S}=1,{{7.10}^{-8}}.\dfrac{400}{2.10^{-6}}=3,4(\Omega )
Ghi nhớ:
- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
R=\rho \dfrac{l}{S}