Trả lời câu hỏi C5 trang 130 – Bài 48 - SGK môn Vật lý lớp 9
Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimet ?
Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB = 8 cm); O là thể thủy tinh (OA = 20m); A'B' là ảnh cột điện trên màng lưới (OA' = 2cm).
Ta có:
ΔOAB∼ΔOA′B′⇒A′B′AB=OA′OA⇒A′B′=AB.OA′OA=800.22000=0,8(cm).
Vậy ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao 0,8 xentimet.
Ghi nhớ:
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
- Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.