Trả lời câu hỏi C4. II VẬN DỤNG trang 90 - Bài 30 - SGK môn Vật lý lớp 6
Hãy sử dụng các số liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau đây :
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
c) Tại sao có thế dùng nhiệt kê rượu đế đo những nhiệt độ thấp tới\( -50^oC\). Có thế dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không ? Tại sao ?
d) Hình 30.2 vẽ một thang nhiệt độ từ \(-200^0C\) đến \(1600^0C\). Hãy :
- Dùng bút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.
- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng 30.1 vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với \(0^0C\) của thang trên hình 30.2).
- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong bảng 30.1 ở thể rắn, ở thể lỏng ?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây ?
+ Hơi nước.
+ Hơi đồng.
+ Hơi thuỷ ngân.
+ Hơi sắt.
a. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là sắt (\(1535^0C\))
b. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là rượu (\(-117^0C\))
c.
- Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới \(-50^0C\) vì rượu có nhiệt độ đông đặc thấp hơn \(-50^0C\) nên ở \(-50^0C\) rượu vẫn ở thể lỏng.
- Không thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân đo những nhiệt độ này. Vì thuỷ ngân đông đặc ở \(-39^0C\) nên ở nhiệt độ \(-50^0C\) thủy ngân đã đông đặc rồi.
d. Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ trong lớp em.
Giả sử nhiệt độ lớp học là \(28^0C\) thì các câu trả lời sẽ như sau :
- Ở nhiệt độ cảu lớp học, thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : nhôm, sắt, đồng, muối ăn. Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : nước đá, rượu, thủy ngân.
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi nước, hơi thủy ngân