Trả lời câu hỏi C2 trang 31 - Bài 9 - SGK môn Vật lý lớp 6

Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng, rồi ghi kêt quả vào các ô thích hợp trong bảng 9.1

 Số quả nặng 50g móc vào lò xo.
 Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo
 0 0 (N) l0 = … (cm) 0 cm
 1 quả nặng...(N) l = … (cm) l – l0 = …. (cm)
 2 quả nặng...(N) l = … (cm) l – l0 = …. (cm)
 3 quả nặng...(N) l = … (cm) l – l0 = …. (cm)
Lời giải:
 Số quả nặng 50g móc vào lò xo. Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo
 0    0 (N) l0 = 5 (cm) 0 cm
 1 quả nặng 0,5 (N) l = 7,5 (cm) l – l0 = 2,5(cm)
 2 quả nặng    1 (N) l = 10 (cm) l – l0 = 5   (cm)
 3 quả nặng  1,5(N) l = 12,5(cm) l – l0 = 7,5 (cm)
 
+ Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Trọng lượng của 1 quả nặng 50g là 0,5N.
Tổng trọng lượng của 2 quả nặng (một quả nặng 50g) là 1N.
Tổng trọng lượng của 3 quả nặng (một quả nặng 50g) là 1,5N.
 l0 là độ dài tự nhiên của lò xo (chiều dài của lò xo khi chưa có quả nặng).
 là chiều dài của lò xo khi treo quả nặng.
+ Học sinh tiến hành thí nghiệm :
Dùng thước đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng. Ghi kết quả vào bảng.
Dùng thước đo chiều dài của của lò xo khi lần lượt treo 1 quả nặng; 2 quả nặng và 3 quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Ghi kết quả vào bảng.
+ Từ đó tính độ biến dạng của lò xo.

Ghi nhớ :
- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Vật lý 6 theo chương Chương 1: Cơ Học Chương 2: Nhiệt Học
Bài 9: Lực đàn hồi
Giải bài tập SGK Vật lý 6
+ Mở rộng xem đầy đủ