Trả lời câu hỏi C1 trang 68 - Bài 22 - SGK môn Vật lý lớp 6

Có 3 bình đựng nước a, b, c cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm
a) Nhúng ngón tay trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c (H 22.1).
Các ngón tay có cảm giác như thế nào?
b) Sau một ít phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b (H 22.2). Các ngón tay có cảm giác thế nào?
Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

a) Ngón tay nhúng vào bình a có cảm giác lạnh còn ngón tay nhúng vào bình c có cảm giác nóng.
b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b, ngón tay từ bình a sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định
Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.

Ghi nhớ :
- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế...
- Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt độ của nước đá đang tan là \(0^0\)C, của hơi nước đang sôi là \(100^0\)C . Trong thang nhiệt độ Fa - ren - hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là \(32^0\)F , của hơi nước đang sôi là \(212^0\)F

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Vật lý 6 theo chương Chương 1: Cơ Học Chương 2: Nhiệt Học