Trả lời câu hỏi C1 trang 20 – Bài 4 - SGK môn Vật lý lớp 12
Hãy làm thí nghiệm như Hình 4.3. Con lắc điều khiển D được kéo sang một bên rồi thả ra cho dao động.
a) Các con lắc khác có dao động không? b) Con lắc nào dao động mạnh nhất? Tại sao? |
Làm thí nghiệm quan sát và nhận xét ta thấy:
a) Các con lắc khác có dao động
b) Con lắc C dao động mạnh nhất. vì A,B,C,E,G đều dao động cưỡng bức. Chiều dài dây treo con lắc C bằng chiều dài dây treo con lắc D, nên tần số của lực cưỡng bức lên con lắc C bằng tần số dao động riêng của nó, nên nó sẽ dao động với biên độ lớn nhất.
Ghi nhớ:
- Khi không có ma sát con lắc dao động điều hòa với tần số riêng. Gọi là tần số riêng vì nó chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của con lắc.
- Dao động có biên độ giảm dần theo thơi gian gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường.
- Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi là dao động duy trì.
- Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần số f0 của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
- Điều kiện cộng hưởng: f=f0