Trả lời câu hỏi C1 trang 184 – Bài 36 - SGK môn Vật lý lớp 12
Hãy giải thích rõ hơn Bảng 36.1.
So sánh phản ứng hóa học và phản ứng hạt nhân.
- Phản ứng hóa học:
2K+2HCl→2KCl+H2
Có sự biến đổi các phân tử: HCl biến đổi thành KCl.
Có sự bảo toàn các nguyên tử: số các nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.
Có sự bảo toàn khối lượng nghỉ: tổng khối lượng nghỉ trước và sau phản ứng bằng nhau.
- Phản ứng hạt nhân:
42He+147N+1,1MeV→11H+178O
Có sự biến đổi các hạt nhân: hạt nhân ban đầu là 42He và 147N, hạt nhân sinh ra là 11H và 178O.
Có sự biến đổi các nguyên tố: nguyên tử ban đầu là He và N, nguyên tố sinh ra là H và O.
Không bảo toàn khối lượng nghỉ: tổng khối lượng nghỉ của các hạt sinh ra lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt ban đầu.
Ghi nhớ:
- Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh).
- Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclôn; nó được đo bằng tích của độ hụt khối với thừa số c2:
Wlk=[ZmP+(A−Z)mn−mX]c2=Δmc2
- Mức độ bền vững của một hạt nhân tủy thuộc vào năng lượng liên kết riêng: WlkA.
- Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân, được chia thành hai loại:
+ Phản ứng hạt nhân tự phát;
+ Phản ứng hạt nhân kích thích.
- Các định luật bảo toàn trong một phản ứng hạt nhân:
+ Bảo toàn điện tích;
+ Bảo toàn số nuclôn (bảo toàn số A);
+ Bảo toàn năng lượng toàn phần;
+ Bảo toàn động lượng.
- Năng lượng của một phản ứng hạt nhân:
W=(mtrước−msau)c2≠0{W>0 tỏa năng lượngW<0 thu năng lượng