Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Trả lời câu hỏi C1 trang 105 – Bài 20 - SGK môn Vật lý lớp 12

Hãy vẽ đồ thị biểu diễn các hàm số q(t) và i(t) ở các công thức (20.1) và (20.3) ứng với φ = 0 trên cùng một hệ trục tọa độ.

q={{q}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right)  (20.1)

i=\dfrac{dp}{dt}={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right)  (20.3)

 

Lời giải:

Ta có: 

\begin{align} & q={{q}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right)={{q}_{0}}\cos \left( \dfrac{2\pi }{T}.t \right) \\ & i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi +\dfrac{\pi }{2} \right)={{I}_{0}}\cos \left( \dfrac{2\pi }{T}.t+\dfrac{\pi }{2} \right) \\ \end{align}

Bảng giá trị:

Đồ thị q(t) và i(t) ứng với φ = 0 :

 

 

Ghi nhớ:

- Mạch dao động gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm thành mạch kín. Mạch dao động lí tưởng có điện trở bằng không.

- Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian.

- Sự biến thiên điều hòa của cường độ điện trường và cảm ứng từ trong mạch dao động gọi là dao động điện từ tự do trong mạch.

- Công thức Tôm-xơn về chu kì dao động riêng của mạch:  T=2\pi \sqrt{LC}  

- Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm của mạch dao động gọi là năng lượng điện từ.