Giải bài 6 trang 66 – Bài 12 - SGK môn Vật lý lớp 12
Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110V.
Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?
Để đèn sang bình thường với hiệu điện thế hai đầu mạch là 110V thì phải mắc nối tiếp thêm một điện trở R.
Ta có: UR=U−Ud=110−100=10(V)
Đèn sáng bình thường: I=PU=100100=1(A)
Điện trở của đèn là: R=URI=101=10(Ω)
Vậy để đèn sang bình thường với hiệu điện thế hai đầu mạch là 110V thì phải mắc nối tiếp thêm một điện trở : R=10(Ω)
Ghi nhớ:
- Dòng điện xoay chiều được hiểu là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay côsin của thời gian.
- Những đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều:
+ Các giá trị tức thời, cực đại, hiệu dụng của cường độ dòng điện, điện áp...
+ Tần số góc, tần số và chu kì;
+ Pha và pha ban đầu.
- Khi tính toán,đo lường,... các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng.
- Người ta tạo ra dòng điện xoay chiều bằng máy phát điện xoay chiều. Máy này hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.