Giải bài 6 trang 169 – Bài 33 - SGK môn Vật lý lớp 12

Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK, ELEMnhư hình 33.2. Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn trong chùm có năng lượng là ε=EMEK. Sau đó nghiên cứu quang phổ phát xạ của đám nguyên tử trên. Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ ?

A. Một vạch.B. Hai vạch.
C. Ba vạch.C. Bốn vạch.
Lời giải:

Chọn đáp án: C. Ba vạch.

Khi nguyên tử hấp thụ photon có năng lượng ε=EMEK thì nó sẽ chuyển từ K sang M, sau đó các nguyên tử dao động trong một khoảng thời gian ngắn rồi chuyển về quỹ đạo có mức năng lượng thấp hơn.

Khi nguyên tử chuyển M xuống L thì phát ra vạch quang phổ có năng lượng EMEL

Khi nguyên tử chuyển L xuống K thì phát ra vạch quang phổ có năng lượng ELEK

Khi nguyên tử chuyển M xuống K thì phát ra vạch quang phổ có năng lượng EMEK

 

Ghi nhớ:

- Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề Bo.

- Tiên đề về các trạng thái dừng: Nguyên tử chỉ tồn tại ở trong các trạng thái có năng lượng xác định gọi là các trạng thái dừng. Khi ở các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- ở các trạng thái dừng thì các êlectron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

- Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lương Em thấp hơn thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu EnEm: 

ε=hfnm=EnEm

- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lương như trên thì nó sẽ chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng En.