Giải bài 5 trang 125 – Bài 24 - SGK môn Vật lý lớp 12
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A=50, được coi là nhỏ, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nd=1,643 và nt=1,685. Cho một chùm sáng trắng hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính, dưới góc tới i nhỏ. Tính góc giữa tia tím và tia đỏ sau khi ló ra khỏi lăng kính.
- Ta có các công thức lăng kính:
sini1=n.sinr1;sini2=n.sinr2A=r1+r2;D=i1+i2−A
- Khi góc tới i và góc chiết quang A là góc nhỏ thì ta có:
i1=n.r1;i2=n.r2A=r1+r2;D=i1+i2−A=(n−1)A
- Góc lệch của tia đỏ sau khi qua lăng kính:
Dd=(nd−1)A=(1,643−1).5=3,2150
- Góc lệch của tia tím sau khi qua lăng kính:
Dt=(nt−1)A=(1,685−1).5=3,4250
- Góc giữa tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi lăng kính:
△D=Dt−Dd=4,4250−3,2150=12,6′
Ghi nhớ:
- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sang phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím.