Giải bài 3 trang 125 – Bài 24 - SGK môn Vật lý lớp 12
Trong thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn, nếu ta bỏ màn M đi rồi đưa hai lăng kính lại sát nhau, nhưng vẫn đặt ngược chiều nhau, thì ánh sáng có còn bị tán sắc hay không ?
Trong thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn, nếu ta bỏ màn M đi rồi đưa hai lăng kính lại sát nhau, nhưng vẫn đặt ngược chiều nhau thì ánh sáng không còn bị tán sắc, vì lăng kính P đã phân tách chùm sáng thành quang phổ nhưng lăng kính P' lại tổng hợp các chùm sáng đơn sắc ấy lại thành ánh sáng trắng. Trên màn M' ta thu được vệt sáng có màu trắng, nhưng viền đỏ ở cạnh trên và viền tím ở cạnh dưới.
Ghi nhớ:
- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sang phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím.